Blog Single

9+ tiêu chí đánh giá nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn hay không

Đứng trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một diễn biến phức tạp ở cả các vùng thành thị và nông thôn, thì nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn đang ngày càng được nhiều người quan tâm hơn cả. Vậy tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất hiện nay bao gồm những gì, được thực hiện dựa trên những tiêu chí như thế nào? Để nắm rõ được các vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Giải pháp nước Việt Nam.

Ưu điểm của nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn 

Nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn mang lại nhiều ưu điểm vô cùng quan trọng, đặc biệt là về sức khỏe của con người. Một trong những lợi ích đáng kể là đảm bảo an toàn về mặt vi sinh vật và hóa học. Khi nước đạt chuẩn, nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus được giảm thiểu đáng kể. Hệ thống lọc và kiểm soát chất lượng của nguồn nước này giúp người tiêu dùng tránh được nhiều căn bệnh nước uống như tiêu chảy, viêm ruột và các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn thường có lượng khoáng chất cân đối, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Sự cân đối này không chỉ giúp duy trì sức khỏe tốt, mà còn ngăn chặn tình trạng thiếu hụt hoặc thừa hóa chất khoáng, góp phần vào sự phát triển và duy trì cơ bắp, xương khỏe mạnh.

nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn

Ngoài ra, nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn thường không chứa các chất ô nhiễm như chì, thủy ngân, và các hợp chất hóa học độc hại khác. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm chất độc hại qua nước, từ đó bảo vệ gan, thận, và hệ thần kinh khỏi tác động tiêu cực.

Nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nước sạch giúp cơ thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh, tăng cường khả năng chống lại các mầm bệnh, và giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt hơn.

Cuối cùng, lợi ích về tâm lý cũng không thể phủ nhận khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn. Sự yên tâm về chất lượng nước giúp tăng cường tinh thần và cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày, giúp mọi người tận hưởng cuộc sống một cách tích cực và thoải mái.

Xem thêm: Giải pháp nước trung tâm tại Giải pháp nước Việt Nam

Nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn cần đáp ứng 9 tiêu chí

Màu sắc

Màu sắc của nước có thể không chỉ được tạo thành từ nước, mà còn có thể được tạo thành từ các thành phần khác mà nước hòa tan. Chẳng hạn như bùn, đất, chất khoáng… Nước nguyên chất, tinh khiết không màu, trông trong suốt, khác hoàn toàn với nước nhiễm tạp chất. Tùy vào từng loại tạp chất mà nước nhiễm phải sẽ có màu sắc không giống nhau. Ví dụ như nước vàng, nâu, xanh, đen…

Màu sắc của nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt đơn giản mà hiệu quả cao. Các bạn dễ dàng phát hiện bằng mắt thường.

nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn

Mùi vị

Nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn nguyên chất, ở trạng thái tinh khiết hoàn toàn không có mùi vị gì. Nhưng nước chứa các thành phần chất khác thì không như vậy, mùi vị vô cùng rõ ràng.

Mỗi loại thành phần chất có tính chất, đặc trưng mùi vị riêng, chi phối, quyết định mùi vị nước. Nó có thể là mùi thơm dễ chịu, mùi tanh, hôi nồng nặc khó chịu… Vị ngọt, chát, chua, đắng… Các bạn có thể dùng thính giác và vị giác để cảm nhận.

Độ trong

Độ trong của nước được tạo nên bởi các chất cặn. Nước càng trong, lượng chất cặn càng ít. Ngược lại, nước càng đục lượng chất cặn càng nhiều. Nước không đục, trong vắt tức là không tồn tại chất cặn.

nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn

Độ pH

Khi đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn, không thể bỏ qua nồng độ PH. Thông thường tại nhà, nó sẽ được đo bằng máy đo PH, quỳ tím… Tốt nhất, vẫn là các bạn mang mẫu nước đi kiểm tra tại cơ quan, tổ chức chuyên môn.

Dựa vào PH còn có thể xác định thành phần cũng như hàm lượng các chất tồn tại trong nước. Cụ thể là:

  • Nồng độ pH nước lớn hơn 7: Nước kiềm, chứa hàm lượng lớn các chất carbonat, bicarbonat tồn tại ở dạng ion.
  • Nồng độ pH bằng 7: Trung tính, chứng tỏ nước sạch. Do tự nhiên có được hoặc sau xử lý bằng các phương pháp lọc.
  • Nồng độ pH nước nhỏ hơn 7: Nước axit, chứa hàm lượng lớn các chất axit tồn tại ở dạng ion, tính ăn mòn cao.

Nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn đảm bảo nồng độ pH dao động 6.0 đến 8.5. Riêng nước ăn uống, nồng độ pH từ 6.5 đến 8.5. Nếu như pH cao hơn hoặc thấp hơn thì đều gây ra những ảnh hưởng xấu.

Hàm lượng kim loại nặng

Thành phần, hàm lượng kim loại nặng trong nước là một tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn. Bởi vì, khi hệ sinh thái nói chung, con người nói riêng sử dụng nguồn nước nhiễm thành phần các kim loại nặng, hàm lượng lớn qua ngưỡng cho phép sẽ vô cùng nguy hiểm.

Một số kim loại nặng thường xuất hiện trong nguồn nước như chì, thủy ngân, Asen, Mangan, Cadimi, Crom… Các bạn có thể kiểm tra xem nguồn nước có bị nhiễm loại kim loại nặng nào hay không bằng cách: Lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm.

lắp đặt hệ thống lọc tổng

Hàm lượng Amoni

Amoni là một loại chất khí phổ biến ở ngoài tự nhiên có công thức hóa học là NH3. Trong nước, amoni có thể tồn tại dưới hai dạng là khí amoniac NH3 (khí thông thường) không có màu, nhẹ hơn không khí, kèm theo mùi khai và có khả năng hòa tan trong nước. Và NH4+ (dạng gốc ion dương – cation) do từ NH3 khuyến tán. Cả hai đều được xem làm thành phần amoni tự do tồn tại trong nước. 

Theo các nguyên cứu cho thấy, 1g amoni có khả năng tạo ra 2,7g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi đó, hàm lượng cho phép Nitrat NO3- chỉ có ở mức 2 mg/l và Nitrit NO2- là 0,05 mg/l cho nguồn nước sinh hoạt. 

Chỉ số Pecmanganat

Oxy hòa tan trong nước là một tác nhân cực kỳ quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước đo bằng chỉ số DO, thông qua 2 phương pháp: Đo điện cực oxi, sử dụng máy đo oxy và Phản ứng hóa học.

Do hàm lượng càng cao chứng tỏ nước càng nhiều rong tảo và chất hữu cơ, sẽ càng nguy hiểm khi sử dụng. Các bạn có thể hiểu nhu cầu oxy hóa học là: Hàm lượng oxi cần cho các quá trình oxi hóa từng loại hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước. Kí hiệu COD. Đơn vị mgO2/l. Đo được COD của nguồn nước, các bạn sẽ gián tiếp tính toán, biết được khối lượng các hợp chất.

máy lọc tổng Frizzlife

Độ cứng

Độ cứng của nước được gây ra bởi các thành phần khoáng chất. Mà chủ yếu nhất là 2 loại Mg2+ và Ca2+. Độ cứng sẽ phân chia nước thành các loại khác nhau. Đó là:

  • Nước mềm: 0 mg/l – 50 mg/l.
  • Nước hơi cứng: 50 mg/l – 150 mg/l.
  • Nước cứng: 150 mg/l – 300 mg/l.
  • Nước rất cứng: lớn hơn 300 mg/l.

Độ cứng nước là một trong các chỉ tiêu nước sinh hoạt vô cùng chính xác. Nước độ cứng thấp, loại nước mềm và nước hơi cứng, con người sử dụng sẽ vô hại. Nước độ cứng cao, loại nước cứng, rất cứng, con người sử dụng sẽ có rất nhiều tác hại.

Vi sinh (đặc biệt là Ecoli và Coliforms)

Vi sinh trong nước bao gồm rất nhiều loài với những tính chất khác nhau, có thể có lợi, nhưng cũng có thể có hại. Chúng được phân chia thành:

  • Vi trùng: E.coli là loại chủ yếu nhất. Ngoài ra, còn có thương hàn, tả, lỵ…
  • Siêu vi trùng: Rota gây viêm gan E, A…
  • Rong rêu: Có đến hàng nghìn loài với kích thước, đặc tính khác nhau. Chúng được phân chia làm 3 ngành là Bryophyta, rêu sừng, và rêu tản.
  • Thủy vi sinh khác: Điển hình như loài Nitrosomonas, Bacillus,…

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 phương pháp chính xác xác định: Loài vi sinh trong nước cụ thể là gì, số lượng bao nhiêu. Đó là:

  • Phương pháp Most probable number (viết tắt MPN).
  • Phương pháp Membrane filter (viết tắt MF).
  • Phương pháp đếm đĩa.

Trên đây là thông tin về hệ thống tiêu chí đánh giá nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn, được tổng hợp lại bởi Giải pháp nước Việt Nam. Trong quá trình tham khảo, nếu như các bạn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0907.185.187 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Xem thêm: Làm sao để xử lý triệt để nguồn nước bị nhiễm sắt?

Công ty Cổ phần Giải pháp nước Việt Nam – Deluxe Home

Bài viết cùng chủ đề: